chế phẩm sinh học

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cùng Nông dân Tam Điệp - Ninh Bình thi đua phát triển kinh tế

che pham sinh hoc, che pham sinh hoc vuon sinh thai, che pham vuon sinh thai, su dung che pham vuon sinh thai, che pham sinh hoc cho cay trong, vuon sinh thai, vuon sinh thai trung viet, che pham men vi sinh,
Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cùng Nông dân Tam Điệp - Ninh Bình thi đua phát triển kinh tế
Theo đánh giá của Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình, Hội Nông dân thị xã Tam Điệp là một trong những đơn vị làm tốt công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật và dạy nghề cho nông dân. Đây được coi là hoạt động quan trọng và cần thiết để hỗ trợ nông dân thoát nghèo bền vững và thi đua phát triển sản xuất, kinh doanh. 
Thời gian tới, Hội tiếp tục phối hợp với các cấp, các ngành làm tốt công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, tăng cường công tác dạy nghề, xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi, tiếp tục triển khai huy động tiền tiết kiệm thông qua tổ vay vốn. Hội Nông dân thị xã xây dựng kế hoạch kiểm tra và tiến hành kiểm tra hoạt động nhận uỷ thác của Hội Nông dân các xã, phường và tổ tiết kiệm do Hội quản lý để chấn chỉnh kịp thời những sai sót.
Phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi được hội viên nông dân thị xã hưởng ứng mạnh mẽ. Ngay từ đầu năm, Hội Nông dân các xã, phường đã phát động phong trào thi đua, theo đó có tới 35% hội viên nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con nuôi có giá trị kinh tế cao là việc làm thường xuyên ở từng cấp Hội và từng hội viên. 6 tháng đầu năm, các cấp Hội đã phối hợp với các ngành tổ chức 33 buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 2.053 lượt cán bộ, hội viên với nhiều nội dung thiết thực như: cách sử dụng phân bón NPK Ninh Bình, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây ăn quả, cây chè; kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản...
Từ hỗ trợ về kiến thức và kỹ thuật, Hội tiến tới triển khai các mô hình cụ thể ở từng địa phương. Để đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật và kinh phí thì việc huy động sự tham gia của các doanh nghiệp là điều không thể thiếu. Vừa qua, Hội phối hợp với Công ty Trung Việt tổ chức hội nghị tổng kết mô hình khảo nghiệm chế phẩm sinh học “Vườn sinh thái” trên cây dứa tại xã Quang Sơn, phối hợp với Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Hội làm vườn tỉnh triển khai 2 dự án nuôi gà an toàn sinh học cho 3 đơn vị là phường Trung Sơn, Nam Sơn, xã Đông Sơn với tổng số 7.000 con gà.
Ngoài ra, nhiều mô hình cây, con phù hợp với từng địa bàn cũng đã được áp dụng vào thực tế cho hiệu quả rõ rệt đối với đời sống của hội viên nông dân. Bên cạnh đó, Hội Nông dân các xã, phường còn đứng ra tín chấp mua phân bón chậm trả tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất. Vụ đông xuân năm 2010, các cấp Hội đã cung ứng 405 tấn phân lân cho nông dân, trong đó tập trung ở các phường Tân Bình, Nam Sơn...
Để thực hiện tốt công tác cho vay vốn ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác góp phần thực hiện các chương trình, mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn, Hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã tập huấn triển khai các văn bản về huy động tiết kiệm thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn, tiếp tục kiện toàn các tổ tiết kiệm và vay vốn theo đúng quy định. Đồng thời tổ chức tập huấn triển khai chương trình cho vay hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ. 
Các tổ tiết kiệm và vay vốn do Hội Nông dân quản lý đều thực hiện đúng quy trình bình xét, đôn đốc trả nợ gốc và thu hồi lãi suất đảm bảo quy định, các trường hợp nợ đọng phát sinh đều có cam kết thời gian trả nợ, được Ban đại diện Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã đồng ý. Đến nay có 9/9 cơ sở xã, phường được tập huấn nghiệp vụ về huy động tiền tiết kiệm. Tính đến hết tháng 5 theo kênh của Ngân hàng Chính sách xã hội đã có 2.523 hộ được vay vốn với lũy kế dư nợ hơn 28 tỷ đồng, trong đó 1.081 hộ nghèo vay hơn 9 tỷ đồng; 59 hộ vay giải quyết việc làm với số tiền là 926 triệu đồng...
Theo chương trình giảm nghèo, Hội Nông dân thị xã giao kế hoạch giảm nghèo cho các cơ sở Hội xã, phường với tổng số 18 hộ (tăng 1 hộ so với kế hoạch của Hội Nông dân tỉnh giao). Các cơ sở Hội xã, phường đã khảo sát, phân loại cụ thể hội viên nông dân nghèo và có kế hoạch phân công giúp đỡ cụ thể như hỗ trợ giống, vốn.

0 comments:

Đăng nhận xét

Related Posts Plugin for WordPress, Blogger...